Glycerin được biết đến như một chất dưỡng ẩm quen thuộc trong mỹ phẩm. Tuy vậy, đừng vội nhầm tưởng glycerin có nồng độ càng cao thì sẽ khả năng cấp ẩm càng tốt. Cùng Caryophy tìm hiểu về công dụng của Glycerin và nồng độ phù hợp để sử dụng chất này hiệu quả hơn nhé.
Glycerin là gì?
Glycerin là thuốc gì ? Đây cũng là câu hỏi mà nhiều người muốn biết. Glycerin hay Glycerine tự nhiên được tìm thấy trong chất béo động vật và thực vật. Công thức hóa học của glycerin là C3H5(OH)3 nên Glycerin được xếp vào nhóm rượu và có tên biệt dược là Glycerol.
Glycerin còn hút ẩm từ không khí xung quanh bằng cách hấp thụ hơi nước.
Khi sử dụng trong cuộc sống, Glycerin được kết hợp với những chất khác để tạo thành chế phẩm chứ không được dùng như đơn chất.
Loạt công dụng của glycerin mà bạn chưa biết
Bạn có biết, glycerin có đến hơn 1500 công dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Được khám phá vào năm 1779, cho đến nay, mức tiêu thụ trên toàn thế giới Glycerin ước tính vào hơn 500 ngàn tấn mỗi năm và chưa có dấu hiệu dừng lại. Những con số “khủng” về lợi ích và công dụng của Glycerin.
Glycerin thực vật được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm.
Ví dụ, nó thường được thêm vào thực phẩm như một chất dung môi hòa tan dầu và các thành phần gốc nước, làm ngọt hoặc làm ẩm.
Glycerin cũng có thể được dùng để ngăn chặn thực phẩm đông lạnh hóa đá, chẳng hạn như sữa chua đông lạnh ít béo, kem và các món tráng miệng khác.
Glycerin là một thành phần phổ biến trong dược phẩm, bao gồm thuốc tim, thuốc đạn, thuốc chữa ho và thuốc gây mê.
Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy glycerin thực vật trong kem đánh răng, vì nó giúp kem đánh răng không bị khô hoặc cứng trong ống.
Hơn nữa, hợp chất này cũng thường được thêm vào xà phòng, nến, kem dưỡng da, chất khử mùi và đồ trang điểm.
>> Xem thêm các công dụng của Glycerin trong mỹ phẩm và làm đẹp
Một số lưu ý khi sử dụng glycerin
Glycerin an toàn đến mức nào?
Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã bổ sung Glycerin vào danh sách các thành phần an toàn Generally Recognized As Safe (GRAS) vào tháng 2/1983.
Tuy vậy, Glycerin vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ khi sử dụng trên da nếu sử dụng quá ngưỡng an toàn. Triệu chứng thường gặp nhất là dị ứng, phát ban, ngứa, bỏng rát và khô da
Khi sử dụng Glycerin trong điều kiện môi trường bên ngoài khô, nóng, không khí có độ ẩm dưới 65% có thể gây ra tình trạng hút ẩm ngược. Lúc này, thay vì có công dụng hút ẩm trong không khí để giữ ẩm cho bề mặt da, Glycerin sẽ chuyển sang hút ẩm trên bề mặt da do độ ẩm không khí quá thấp. Lúc này các chị em sẽ gặp phải tác dụng ngược gây khô da.
Chống chỉ định và thận trọng
Dù công dụng của Glycerin nhiều vô kể, khiến các chị em khó kiềm lòng nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng. Cụ thể, bạn không sử dụng Glycerin trong một số trường hợp như:
- Phụ nữ mang thai, đang trong thời gian cho con bú.
- Không sử dụng Glycerin cho trẻ em dưới 6 tuổi.
- Chống chỉ định cho người dị ứng, mẫn cảm với Glycerin.
- Không để Glycerin tiếp xúc với mắt, không được nuốt.
Cách bảo quản
Glycerin là hoạt chất rất dễ cháy, khi bảo quản cần tuân thủ một số quy định trong bảo quản:
- Bảo quản Glycerin tránh xa nguồn nhiệt, ánh sáng trực tiếp vì đây là chất dễ cháy.
- Đặt Glycerin trong bình chứa đóng nắp chặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt .
Với những chia sẻ về công dụng của Glycerin cũng như những lưu ý khi sử dụng, Caryophy Việt Nam hy vọng các chị em sẽ thuận lợi hơn trong quá trình “kết thân” với “thần dược giữ ẩm” này.
Cấp ẩm và khóa ẩm, đâu là điều làn da bạn đang cần?
[…] Khám phá những lưu ý khi sử dụng để phát huy công dụng của glycerin […]