Không chị em nào có thể cưỡng lại sự hấp dẫn của một làn da căng bóng, mịn màng sau khi tẩy tế bào chết. Tuy nhiên, khi bắt đầu “dấn thân” vào con đường này, một bầu trời kiến thức có thể khiến các chị em “khó đỡ”. Nào là chọn tẩy tế bào chết vật lý hay hóa học cho làn da, nào là tần suất sử dụng như thế nào,… hãy để Caryophy Việt Nam gỡ rối giúp bạn.
Phân biệt tẩy tế bào chết vật lý và hóa học
Có hai loại tẩy tế bào chết mà các nàng có thể áp dụng là tẩy tế bào chết vật lý (cơ học) và tẩy tế bào chết hóa học. Cả hai loại đều có tác dụng loại bỏ những tế bào chết trên da, giúp da mịn màng và đều màu da hơn.
Tuy vậy, mỗi loại có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, nên sẽ phù hợp với các tình trạng da khác nhau.
Tẩy tế bào chết vật lý
Tẩy tế bào chết vật lý sử dụng các sản phẩm dạng hạt (scrub) hoặc dạng kỳ (peeling gel) kết hợp với động tác massage nhẹ nhàng để các hạt cực nhỏ hoặc gel làm bong tróc lớp da chết trên bề mặt da.
Ưu điểm:
- Sản phẩm phổ biến, dễ dùng, giá thành đa dạng dễ lựa chọn
- Không xâm lấn quá sâu vào làn da
Nhược điểm:
- Các hạt cực nhỏ vẫn có khả năng làm tổn thương làn da
- Không điều khiển lực tác động đồng đều mà chúng ta thường có xu hướng chà xát mạnh hơn ở vùng có nhiều mụn hơn.
Tìm hiểu thêm Phương pháp tẩy tế bào chết vật lý nào xứng đáng đầu tư vào năm 2020
Tẩy tế bào chết hóa học
Nếu tác động cơ học là nền tảng trong tẩy da chết vật lý thì tẩy da chết hóa học hoạt động dựa vào các axit. Một số axit nổi bật thường được sử dụng Salicylic Acid (BHA), Glycolic Acid, Latic Acid (AHA), và enzyme…
Các axit này khi thấm vào da sẽ phá vỡ các liên kết của tế bào da chết nằm sâu trong lỗ chân lông. Đồng thời, tẩy tế bào chết hóa học còn có tác dụng đẩy nhân mụn, kích thích tái tạo tế bào mới, giúp làn da sạch mụn và rạng rỡ hơn.
Ưu điểm:
- Có khả năng loại bỏ tế bào chết nằm sâu trong lỗ chân lông
- Giảm thiểu mụn đầu đen rõ rệt
- Không khiến da bị tổn thương
Nhược điểm:
- Khiến da nhạy cảm ngay sau khi sử dụng, dễ bị ăn nắng
- Dễ gây kích ứng nếu sử dụng sản phẩm vượt quá mức chịu đựng của làn da
Hiểu hơn về Tẩy tế bào chết hóa học là gì?
Nên tẩy tế bào chết vật lý hay hoá học cho làn da của bạn?
Đây chắc chắn là câu hỏi khiến bất cứ chị em nào cũng băn khoăn khi bắt đầu “nhập môn” vào lĩnh vực tẩy da chết này. Câu trả lời sẽ dựa vào tình trạng làn da hiện tại của bạn nhé.
Có thể kết hợp cả tẩy tế bào chết vật lý và hóa học không? Lịch trình sử dụng tẩy tế bào chết gợi ý
Không nên sử dụng cả sản phẩm tẩy da chết hóa học và vật lý trong cùng một ngày! Bạn có thể luân phiên sử dụng chúng.
Nếu đã bỏ bê làn da của mình hơi lâu vì bận rộn, bạn nên sử dụng tẩy tế bào chết vật lý một hoặc hai ngày trước khi sử dụng tẩy da chết hóa học để loại bỏ tình trạng da chết tích tụ. Điều này sẽ chuẩn bị cho làn da bạn có thể nhận được đầy đủ lợi ích của axit đặc biệt trong sản phẩm tẩy da chết hóa học.
Việc dưỡng ẩm da đúng cách giữa các lần tẩy da chết cũng cực kỳ quan trọng. Bạn nên sử dụng mặt nạ dưỡng ẩm hoặc mặt nạ ngủ vài ngày một lần để tránh làm khô da.
Lịch trình sử dụng tẩy tế bào chết gợi ý cho làn da hỗn hợp:
- Thứ hai: Tẩy tế bào chết vật lý
- Thứ ba: Bổ sung mặt nạ dưỡng ẩm hoặc mặt nạ ngủ
- Thứ 4: Tẩy tế bào chết hóa học
- Thứ Năm: Quy trình chăm sóc da thông thường
- Thứ sáu: Tẩy tế bào chết hóa học
- Thứ bảy: Bổ sung mặt nạ dưỡng ẩm hoặc mặt nạ ngủ
- Chủ nhật: Quy trình chăm sóc da thông thường
Làm thế nào để biết bạn đã tẩy da chết quá nhiều?
Nếu bạn tẩy da chết quá thường xuyên, quá mạnh tay hoặc sử dụng nhiều sản phẩm trong một ngày, lớp trên cùng của da và làm lộ ra các tế bào da còn non chưa kịp hoàn thiện.
Khi đó, làn da của bạn bắt đầu căng, nhìn có vẻ bóng nhưng không bóng dầu, hoặc trở nên quá nhạy cảm hoặc ửng đỏ. Nếu các sản phẩm đang sử dụng khiến làn da luôn căng, có thể bạn đang làm hỏng hàng rào bảo vệ da tự nhiên của chính mình.
Xêm thêm các bài viết khác
>> 6 cách tẩy tế bào chết dành cho da dầu mụn có sẵn trong bếp của bạn
>> Tẩy tế bào chết cho da mụn đúng cách bảo vệ da khỏi tổn thương
Ăn gì để da trắng sáng không còn làm khó được bạn
[…] Tham khảo hướng dẫn Chọn tẩy tế bào chết vật lý hay hóa học? […]
Cách tẩy da chết trên từng bộ phận cơ thể, F5 làn da từ đầu đến chân
[…] Tìm hiểu Chọn tẩy tế bào chết vật lý hay hóa học? […]
Tẩy da chết “nhập môn” cho cô nàng mới làm quen
[…] Xem thêm Chọn tẩy tế bào chết vật lý hay hóa học? Gợi ý lịch trình tẩy tế bào chế… […]