Có nhiều nguyên nhân gây mụn, với những ai chưa tìm ra nguyên nhân để điều trị mụn tận gốc thì đây thật sự là vấn đề nan giải. Dành cho các bạn ăn ngủ không yên vì mụn, đặc biệt là các loại mụn viêm như mụn bọc, mụn mủ,.., hãy nghĩ ngay đến “thủ phạm” là vi khuẩn P. acnes.
Vi khuẩn P. acnes là gì?
Nhắc đến vi khuẩn gây mụn, nhiều người nghĩ ngay đến vi khuẩn P. acnes có tên gọi đầy đủ là Propionibactecrium Acnes. Nhưng ít tai biết rằng, loại vi khuẩn này đã tồn tại sẵn trên da của người trưởng thành.
Vi khuẩn P. acnes là vi khuẩn kỵ khí gam dương, phát triển tốt trong môi trường oxy thấp. Do đó, vi khuẩn này chủ yếu được tìm thấy sâu trong lỗ chân lông và nang lông của da.
Nguồn thức ăn chính của vi khuẩn P. acnes chính là bã nhờn, dầu thừa. Một số chủng P. acnes còn sản xuất các tác nhân phát hiện và tiêu diệt các virut cố xâm nhập vào làn da.
Cơ chế vi khuẩn P. acnes gây mụn
Nếu vi khuẩn P. acnes luôn tồn tại trong lớp dầu tự nhiên trên da mặt thì điều gì đã thúc đẩy P. acnes trở thành tác nhân gây ra mụn?
Vi khuẩn P. acnes trong điều kiện oxy thấp
Khi bã nhờn và tế bào chết tích tụ, lỗ chân lông bị tắc nghẽn, đồng thời hàm lượng oxy sẽ thấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn P. acnes sinh sôi nảy nở.
Trong chất bã nhờn có các axit béo và chất béo trung tính như squalene, vi khuẩn P.acnes tiết ra enzyme lipase để tiêu thụ các chất này. Sau quá trình hấp thụ trên, P.acnes thải ra axit propionic và các chất hải phụ khác. Các chất thải phụ này làm lỗ chân lông sưng tấy lên và làm suy yếu các tế bào xung quanh, gây ra mụn nhọt.
Ngoài ra, khi hàm lượng oxy thấp, vi khuẩn P. acnes cũng sản xuất ra porphyrin. Hợp chất này tác dụng với oxy để tạo ra oxy hoạt tính, hay còn gọi là các gốc tự do. Chúng ta đã biết, các gốc tự do khi phản ứng di chuyển sẽ gây phá vỡ cấu túc tế bào da, gây viêm.
Hệ thống miễn dịch nhận dạng vi khuẩn P. acnes là “kẻ địch”
Nhiều hợp chất trong vi khuẩn P. acnes được hệ thống miễn dịch của cơ thể “chỉ mặt đặt tên” là kẻ thù như lipopolysaccharide, peptidoglycan, protein, và các sản phẩm phụ trong quá trình trao đổi chất kể trên. Ngay cả DNA của vi khuẩn P. acnes cũng được liệt vào “danh sách đen” này.
Khi vi khuẩn P. acnes nhân lên ngày càng nhiều, hệ miễn dịch sẽ đưa các tế bào bạch cầu đến tiêu diệt. Tuy vậy, càng cố tiêu diệt thì phản ứng viêm càng mạnh, vũ khí của các “chiến binh” bạch cầu chính là các gốc tự do gây ra phản ứng tàn phá dây chuyền trong lỗ chân lông. Hậu quả gây ra là các vết u sưng tấy đỏ trên da như mụn viêm sưng, mụn bọc, mụn mủ,… đua nhau mọc lên.
Tìm hiểu thêm các nguyên nhân từ bên ngoài cũng gây mụn cho bạn như ô nhiễm môi trường, mỹ phẩm chứa các chất tác động xấu đến làn da.
>> Ô nhiễm môi trường gây ra mụn như thế nào
>> 4 Thành phần trong mỹ phẩm là nguyên nhân nhân gây ra mụn
Cách tiêu diệt vi khuẩn gây mụn P. acnes
Xóa sổ vi khuẩn P. acnes để các phản ứng miễn dịch không diễn ra chính là mấu chốt để hạn chế mụn. Thông thường, hiện nay cách phổ biến nhất là dùng kháng sinh.
Theo một nghiên cứu, sự kháng thuốc với P. acnes xuất hiện ở 50% số bệnh nhân sau một thời gian điều trị với kháng sinh.Vậy nên khi dùng kháng sinh, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ da liễu để tranh tình trạng kháng thuốc này.
Một số loại kháng sinh có thể dùng để tiêu diệt con vi khuẩn gây mụn P. acnes trên da được sử dụng phổ biến trong 30 năm qua mà Mỹ phẩm Caryophy tìm hiểu được bao gồm: erythromycin, tetracycline, doxycycline, và minocycline.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các thành phần sau để tiêu diệt P. acnes:
- Benzoyl peroxide có tác dụng làm giảm quần thể P. acnes, giảm thủy phân triglycerides, tiêu cồi mụn nhẹ.
- Điều trị bằng retinoids có thể làm giảm sản xuất bã nhờn trong da. Điều này đúng đối với cả retinoids uống (ví dụ Isotretinoin / Accutane) và retinoid bôi (ví dụ: Tretinoin / Retin-A, Adapalene / Differin).
- Các biện pháp điều trị nội tiết như thuốc ức chế androgen (ví dụ Spironolactone, Cyproterone) và thuốc ngừa thai có thể làm giảm sản sinh bã.
Phòng ngừa là “chìa khóa” ngăn chặn vi khuẩn P. acnes gây mụn trở lại
Các phương thuốc trên có thể mang đến kết quả trị mụn ngay lập tức. Tuy nhiên, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để ngăn ngừa mụn quay trở lại, bạn cần tìm đến những phương pháp lành tính và “dài hơi” hơn.
Bạn đã bao giờ nghe mồ hôi có khả năng diệt các loại vi khuẩn gây mụn như P. acnes chưa? Đúng vậy, dermcilin trong mồ hôi có tính kháng khuẩn, có hiệu quả hơn kháng sinh, ngăn chặn hiệu quả sự đề kháng của vi khuẩn. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không tập thể dục, xông hơi để gương mặt ướt đẫm mồ hôi.
Công nghệ Blue Light làm cho các porphyrin trong thành tế bào của vi khuẩn P. acnes biến đổi và khiến vi khuẩn tự hủy diệt. Hiệu quả của phương pháp này được ghi nhận là giảm mụn đến 40% sau 4 tuần sử dụng.
Chăm sóc da bằng phương pháp tự nhiên đôi khi còn hiệu quả và an toàn hơn các chất kháng sinh. Trà xanh, nha đam, dầu tràm trà đều chứ một lượng lớn chất chống oxy hóa diệt khuẩn. Đặc biệt là các nguyên liệu này không gây phản ứng phụ và rất tiết kiệm.
Rữa mặt với sữa rửa mặt để loại bỏ các bã nhờn – nguồn thức ăn chính của vi khuẩn P. acnes. Tuy vậy, không cần quá chà xát hoặc rửa quá nhiều lần để gây khô da. Bạn chỉ cần rửa 2 lần/ngày để làn da thông thoáng, không còn nhờn rít.
Đừng quên chế độ ăn uống cũng có tác động không nhỏ đến ngăn ngừa mụn quay trở lại.
ĐIỀU TRỊ MỤN TRỨNG CÁ ĐÚNG CÁCH –
[…] Xem bài viết: Nguyên nhân vi khuẩn P.Acnes gây mụn viêm […]