Mang thai luôn là quãng thời gian đặc biệt của mỗi người mẹ. Cùng với niềm vui mừng chào đón thêm thành viên mới, mẹ bầu cũng đối diện với nhiều vấn đề khác như nghén, rạn da, nổi mụn, đau nhứt,… Do cần hạn chế sử dụng các loại thuốc, mỹ phẩm nên bị mụn khi mang thai càng trở nên khó khăn hơn. Khi đó, các phương pháp điều trị mụn từ thiên nhiên trở thành cứu tinh cho các mẹ bầu.
Nguyên nhân bị mụn khi mang thai
Mụn không chỉ là nỗi ám ảnh của riêng tuổi dậy thì đến cả mẹ bầu cũng không tha. Mụn thường xuất hiện ở 2 giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên (6 tháng đầu cuả thai kỳ).
Thay đổi nội tiết tố
Sự gia tăng hormone nội tiết tố androgen có thể khiến các tuyến dầu trên da của bạn phát triển và tạo ra nhiều bã nhờn hơn. Chất bã nhờn này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến vi khuẩn, viêm nhiễm và bị mụn khi mang thai.
Thân nhiệt tăng cao
Mẹ bầu thường có thân nhiệt cao hơn người bình thường là do tăng hoạt động tuần hoàn máu và trao đổi chất khiến cơ thể sinh ra nhiệt nhiều hơn. Để điều hòa thân nhiệt, làn da ở vùng mặt, cổ, dưới cánh tay và lưng sẽ có xu hướng bài tiết nhiều mồ hôi và bã nhờn. Chính điều này làm tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông, tạo môi trường yếm khí cho vi khuẩn P. acnes phát triển mạnh và gây ra mụn bọc, mụn viêm đỏ ở đầu thai kỳ.
Hệ miễn dịch suy giảm
Cơ thể mẹ bầu phải đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và tăng lượng máu tuần hoàn để nuôi dưỡng và bảo vệ phôi thai. Do đó, hệ miễn dịch của nữ giới có xu hướng suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và bị mụn khi mang thai.
Cũng có nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những phụ nữ dễ nổi mụn trong kỳ kinh nguyệt có nhiều khả năng bị mụn trứng cá khi mang thai. May mắn thay, mụn trứng cá khi mang thai và sau sinh thường chỉ là tạm thời và sẽ chấm dứt sau khi nội tiết tố của bạn trở lại bình thường.
6 nguyên liệu điều trị mụn khi mang thai
Giấm táo
Pha loãng giấm táo với nước cất để tạo ra nước hoa hồng giàu enzym tự nhiên và axit alpha hydroxy. Sau đó, nhúng bông tẩy trang với hỗn hợp giấm táo đã pha loãng và thoa lên da để hút dầu thừa
Điều quan trọng là phải pha loãng giấm táo với nước cất, và nếu xảy ra tình trạng da khô quá mức thì bạn nên ngừng áp dụng cách này. Không sử dụng giấm chưa pha loãng trên da vì nó có tính axit rất cao và có thể gây bỏng.
Baking soda
Baking soda (muối nở) làm khô dầu trên da và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Tuy vậy, baking soda không được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến khích sử dụng bôi lên cả mặt hay vùng da rộng lớn vì nó có thể gây kích ứng da và loại bỏ các lớp dầu bảo vệ quan trọng.
Các chị em bị mụn khi mang thai có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị bằng cách chấm vào các đầu mụn. Trộn 1 thìa muối nở với 1 thìa nước. Chấm lên mụn và chờ nó khô rồi rửa sạch.
Chanh tươi
Axit alpha hydroxy được tìm thấy trong trái cây họ cam quýt, đặc biệt là chanh. Khi thoa nước chanh lên da sẽ giúp thông thoáng lỗ chân lông và loại bỏ tế bào da chết. Các đặc tính làm se và kháng khuẩn trong quả chanh có hiệu quả như một chất tẩy tế bào chết.
Vắt nước cốt chanh và thoa trực tiếp lên các nốt mụn bằng bông gòn. Để trong 10 phút hoặc cho đến khi khô và sau đó rửa sạch bằng nước mát.
Mật ong
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và khử trùng. Đồng thời, mật ong cũng có tác dụng làm dịu da, phù hợp với các chị em bị mụn khi mang thai.
Đầu tiên bạn rửa sạch mặt bằng nước ấm. Bôi trực tiếp mật ong lên vùng da bị mụn và chờ trong 20 đến 30 phút sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
Dầu dừa
Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm. Nó cũng nhẹ nhàng cho da và rất dễ hấp thụ.
Các chị em bị mụn khi mang bầu chỉ cần thoa dầu dừa nguyên chất thay cho kem dưỡng ẩm trước khi ngủ.
Bột yến mạch và dưa leo
Dưa chuột và bột yến mạch cung cấp các đặc tính làm dịu và làm mát da nên rất phù hợp cho các chị em bị mụn khi mang thai. Khi được giữ trên da trong hơn năm phút, thì dưa leo sẽ hấp thụ tất cả dầu thừa đọng lại trong lỗ chân lông.
Với những nốt mụn đầu đen, mặt nạ này có thể làm giãn nở lỗ chân lông và khi bạn dùng lực chà xát mạnh hơn vào các vùng đó, mụn đầu đen sẽ được loại bỏ.
Nguyên liệu:
- 1 quả dưa leo
- 1/4 cốc sữa chua nguyên chất
- 2 thìa mật ong
- 1/4 – 1 chén yến mạch tùy thuộc vào hàm lượng nước của dưa leo
Cách thực hiện
- Cho sữa chua và dưa chuột vào máy xay sinh tố để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Đổ ra bát.
- Thêm mật ong và yến mạch (1/4 cốc mỗi lần) cho đến khi hỗn hợp tạo thành hỗn hợp đặc.
- Cho một lần nữa quay nhanh vào máy xay để cắt nhỏ yến mạch.
- Cho vào ngăn đá trong 5-10 phút để làm lạnh và đông lại
- Thoa đều lên mặt, đặc biệt chú ý đến vùng xung quanh mắt và để trong 10-15 phút.
- Rửa sạch bằng nước ấm.
Chú ý, với loại mặt nạ này, mẹ bầu nên nằm xuống để thư giãn, để tránh hỗn hợp rơi rớt.
Mẹo chăm sóc da dành cho mẹ bầu
Đừng rửa quá nhiều
Rửa da quá nhiều làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da. Điều này có thể làm tăng sản xuất dầu và khiến bạn dễ nổi mụn hơn.
Nước quá nóng cũng có thể làm khô da của bạn. Các bác sĩ da liễu khuyên bạn nên sử dụng chất tẩy rửa dịu nhẹ. Nên kết hợp với nước mát hoặc ấm vào buổi sáng, buổi tối và sau khi đổ mồ hôi nhiều.
Tham khảo đánh giá về sữa rửa mặt Caryophy dịu nhẹ dành cho làn da dầu mụn với 100% chiết xuất từ thiên nhiên.
Tránh tẩy da chết dạng hạt
Thay vào đó, hãy cố gắng tẩy da chết nhẹ nhàng. Dùng tay hoặc khăn mềm với áp lực nhẹ nhàng và làm sạch da theo chuyển động tròn. Sau đó rửa và xả sạch.
Vỗ nhẹ cho da khô thay vì chà xát và thoa kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng không chứa dầu.
Chọn mỹ phẩm chứa thành phần gây bít lỗ chân lông
Nhiều người cho rằng không nên trang điểm khi mang bầu, do một số hóa chất độc hại trong sản phẩm trang điểm còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Tuy vậy, nếu bạn vẫn muốn trang điểm, hãy sử dụng các sản phẩm có thành phần lành tính, hữu cơ, được khuyến cáo dành cho mẹ bầu.
Chú ý chọn các sản phẩm không chứa dầu và được dán nhãn “non-comedogenic” hoặc “non-acnegenic” để hạn chế nổi thêm mụn nhé. Đừng quên rửa sạch lớp trang điểm trước khi đi ngủ.
Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các phương pháp điều trị không kê đơn. Một số thành phần trong các sản phẩm chăm sóc da thông thường, như axit salicylic và vitamin A, có thể không an toàn khi sử dụng trong thai kỳ.
Một số lưu ý điều trị mụn khi mang thai
Chăm sóc da khi mang thai không khó. Dưới đây là một số phương pháp hay nhất để giúp làn da của bạn luôn đẹp, sáng và không bị mụn.
- Không nặn, chọc ngoáy mụn. Điều này có thể làm tăng kích ứng và gây ra sẹo.
- Giữ nước cho da bằng cách uống nước tinh khiết. Tránh đồ uống có gas và quá nhiều caffeine.
- Thực hiện chế độ ăn giàu dinh dưỡng với trái cây tươi và rau quả, nguồn protein nạc và chất béo lành mạnh như quả bơ và các loại hạt. Tránh đường tinh luyện và thực phẩm chế biến sẵn.
- Hãy cho bản thân thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Căng thẳng và mệt mỏi có thể làm bùng phát mụn.
- Thay vỏ gối và khăn tắm của bạn thường xuyên.
- Tránh chạm vào mặt vì có thể tạo ra vi khuẩn.
- Gội đầu thường xuyên, đặc biệt nếu tóc thường xuyên đổ dầu và cố gắng không để tóc dính vào mặt.
Mỹ phẩm Caryophy hy vọng với những chia sẻ trên phần nào giúp các chị em giải tỏa nỗi lo lắng bị mụn khi mang thai. Nếu chăm sóc và xử lý đúng cách, tình trạng mụn có thể được kiểm soát chỉ trong một thời gian ngắn.
Khám phá ngay chế độ ăn cho da bị mụn ẩn từ Caryophy
[…] Tham khảo thêm về 6 loại nguyên liệu thiên nhiên trị mụn cho phụ nữ mang thai […]